Bệnh viện thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học thú y Bệnh Viện Thú Y chuyên khám chữa trị, phẫu thuật, siêu âm, tiêm phòng, tẩy giun, cắt tỉa lông, cắt tai,nhận điều trị nội trú, xét nghiệm máu cho thú cưng
Bệnh viện thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học thú y Bệnh Viện Thú Y chuyên khám chữa trị, phẫu thuật, siêu âm, tiêm phòng, tẩy giun, cắt tỉa lông, cắt tai,nhận điều trị nội trú, xét nghiệm máu cho thú cưng
74 Trường Chinh, Đống Đa, HN
© Bệnh viện thú y Hà Nội 2023, All Rights Reserved.
Tiếp theo phần 1, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn có thể chăm sóc tốt các bé chó/ mèo sơ sinh khi chúng không có mẹ.
Phần 2: Chăm sóc các chó mèo sơ sinh không còn mẹ
Phải nói con mẹ là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp chó mèo con vượt qua được giai đoạn yếu ớt sau khi sinh và trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chẳng may, con mẹ lại không tham gia vào quá trình chăm sóc chó mèo con thì sao? Việc chó mèo sơ sinh “mồ côi” có thể là do con mẹ không vượt qua được kì sinh nở nên qua đời, hoặc chỉ đơn giản là con mẹ sinh xong nhưng chẳng hề ngó ngàng gì đên chúng. Lúc này, vai trò của chủ nuôi là bạn là vô cùng vô cùng quan trọng đấy.
Thực ra, chăm sóc chó mèo sơ sinh không còn mẹ cũng tương tự như khi chăm sóc chó mèo sơ sinh còn mẹ, bạn phải đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng: nhiệt độ, dinh dưỡng và vệ sinh. Tốt hơn hết là bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ thú y để chắc chắn rằng những việc mình làm là phù hợp và an toàn cho sức khỏe của các bé con.
Về nhiệt độ:
Như đã nói, nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kì loài vật sơ sinh nào vì chúng không thể tự giữ ấm cơ thể của mình trong vài tuần đầu sau khi mới sinh. Đối với chó mèo con không có mẹ, điều này đồng nghĩa với việc chúng đã mất đi một nguồn nhiệt độ ủ ấm thích hợp, chính vì vậy, bạn cần phải tìm cách tăng nhiệt độ ở nơi mà các bé con nằm.
Nhiệt độ cần thiết cho cún sơ sinh:
Hãy nhớ rằng: Nhiệt độ mà chó mèo con cần là:
Đối với chó:
[_] Trong vòng 4 ngày đầu sau khi ra đời: 85 -90°F (29.5-32°C).
[_] Khoảng từ 5 – 10 ngày tiếp theo: nhiệt độ sẽ giảm dần còn khoảng 80°F (26.7°C).
[_] Cuối tuần thứ 4: khoảng 72°F (22.2°C).
Đối với mèo:
[_] Trong tuần đầu tiên sau khi ra đời: 85 -90°F (29.5-32°C).
[_] Nhiệt độ sẽ giảm khoảng 5 độ mỗi tuần, cho đến khi còn 70°F (21.1°C)
Đừng làm qua loa việc đo nhiệt độ này, kiểu như, bạn thấy nhiệt độ trong nhà mình đã là 27°C chẳng hạn, và thấy yên tâm vì nhiệt độ đã đủ ấm rồi, nên không quan tâm đến ổ của chó mèo con thế nào nữa. Nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé con đấy, nên bạn phải đặt biệt cẩn trọng. Hãy dùng một cái nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nơi các bé cún/ miu sơ sinh của bạn nằm. Và nếu nhiệt độ quá thấp? Hãy nghĩ ngay đến việc tăng nhiệt độ chỗ cái ổ lên. Nhớ rằng bạn chỉ cần tăng nhiệt độ chỗ ổ thôi nhé, không cần phải tăng nhiệt độ cả phòng.
Một kiểu miếng giữ nhiệt cho thú cưng:
Có thể tăng nhiệt độ bằng cách dùng một cái đèn bàn (như đã đề cập ở phần 1). Hoặc chỉ đơn giản là “chữa cháy” bằng cách quấn một cái chai nước nóng vào một lớp khăn và đặt vào ổ của chó mèo con hoặc trực tiếp hơn là lăn nhẹ trên người của chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bé con không còn mẹ, bạn có thể dùng giải pháp toàn diện hơn chính là: đệm giữ nhiệt (heating pad). Đặt tấm đệm giữ nhiệt dưới cái ổ (bên ngoài vỏ hộp), vậy là bạn có thể cung cấp được nhiệt độ cần thiết cho chó mèo con rồi.
Lưu ý rằng: nhiệt độ quá cao cũng không tốt cho chó mèo sơ sinh, vì thế bạn nên kiểm tra thường xuyên và đảm bảo chắc chắn rằng nhiệt độ làm trong mức thích hợp (như đã nói ở trên) cho các bé con. Các bé cún và miu (đặc biệt là trong tuần đầu sau khi vừa sinh ra) hoàn toàn không biết cách di chuyển để tránh nguồn nhiệt quá nóng, nên bạn hãy cảnh giác với nhiệt độ của đệm giữ nhiệt.
Về dinh dưỡng:
Cún và miu sơ sinh hầu như chỉ cần dựa vào nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa mẹ để phát triển. Vì thế nếu không có con mẹ, bạn không chỉ phải lo lắng về việc nên cho các bé con dùng loại sữa gì, mà còn phải đau đầu về việc cho chúng ăn như thế nào nữa. Nếu may mắn, bạn có thể tìm được một con mẹ vừa sinh xong và cho các bé chó mèo con bú sữa từ con mẹ này. Tuy nhiên, thường thì sẽ không may mắn như vậy, vậy thì bạn phải tự mình làm bảo mẫu cho bọn cún/ miu này rồi.
[_] Về loại sữa, đừng chọn đại một loại sữa nào đó bán trên thị trường vì có thể nó sẽ không hợp với chó mèo con. Cũng đừng dùng sữa bò (dù đó có là sữa bò tươi nguyên chất đi nữa), vì sữa bò chứa quá nhiều lactoza, mà điều đó thì không hề tốt cho các bé cún và miu sơ sinh tí nào. Dùng loại sữa không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy cho các bé con. Hai nhãn hiệu sữa đáng tin cậy trên thị trường hiện nay là KMR và Esbilac. Và nhớ rằng, KHÔNG BAO GIỜ cho chó mèo sơ sinh uống sữa lạnh nhé.
Bạn có thể xin lời tư vấn từ các bác sĩ thú y để chọn ra loại sữa phù hợp cho chó mèo sơ sinh được bày bán trên thị trường. Nên chọn sữa có thành phần colostrum (sữa non), đây là chất được tìm thấy trong sữa con mẹ sau khi sinh xong, có tác dụng giúp các bé con tăng cường hệ miễn dịch.
Một loại sữa cho chó sơ sinh:
[-] Nếu không mua được loại sữa dành riêng cho chó mèo con, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn tự làm sữa cho các bé ấy, thì có một công thức đây: 10 oz (khoảng 295 ml) sữa đặc hoặc sữa dê, một lòng đỏ trứng sống, trộn thêm yagourt không mùi (nên chọn loại có chất béo, vì đây là một chất quan trọng trong quá trình phát triển của chó mèo con), thêm nửa thìa xi-rô ngô (hoặc nửa thìa nước đường). Trộn đều (đừng dùng máy đánh trứng nhé) và thế là bạn có nguồn sữa đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho chó mèo con nhà bạn rồi. Sữa này có thể bảo quản trong tủ lạnh được khoảng một tuần. Nên nhớ phải đun nóng sữa trước khi cho các bé cún/ miu ăn.
[—] Ghi chú: không cho chó mèo con dùng loại sữa/ thức ăn đã quá hạn sử dụng. Lúc này chúng chưa phát triển hoàn toàn và còn rất yếu ớt. Mọi sơ suất của bạn đều có thể khiến các bé con mất mạng đấy.
[_] Về cách cho ăn: đừng đổ sữa ra một cái đĩa rồi dụ các bé lại ăn. Chó mèo con không biết tự liếm sữa đâu. Hãy dựa vào cơ chế bú sữa mẹ của chúng để “chế” ra một kiểu cho ăn tương tự. Bạn có thể đổ sữa vào một bình sữa (hay dùng cho trẻ con sơ sinh ấy) loại nhỏ, đổ sữa vào đó và để cho chúng tự bú. Tuy nhiên, cách hay được áp dụng hơn đó là bơm sữa vào một ống xi-lanh và bơm thật nhẹ nhàng vào miệng con con. Hãy thật nhẹ nhàng, nếu không muốn chúng bị sặc. Khi cho chó mèo con ăn xong, hãy nhẹ nhàng nâng chúng lên và vỗ thật nhẹ vào chúng cho đến khi chúng ợ. Làm điều này là vì khi bạn cho các bé cún/ miu con uống sữa bằng bình sữa (hay ống xi-lanh), cho dù cẩn thận thế nào thì cũng có thể dẫn đến tình trạng không khí bị đầy, nén trong người, vì vậy nên vỗ nhẹ để chúng có thể ợ – giải thoát lượng hơi đó ra.
Một cách cho các bé con bú rất sáng tạo và đáng yêu:
[—] Ghi chú đây: chú ý đến giờ cho ăn cho chó mèo sơ sinh nhé. Ăn ít quá thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng, nhưng ăn nhiều quá thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Nếu có gì bất bình thường với chó mèo con, đừng ngại ngần mà hãy gọi bác sĩ thú y ngay. Bạn nên cho cún con uống sữa cách khoảng 2 – 3 giờ 1 lần trong khi miu con thì cách khoảng 1 – 2 giờ 1 lần, 1 ngày tầm từ 6 – 8 lần. Khi chó mèo con đã đủ lớn, bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn thức ăn đóng hộp hoặc tự chế biến thức ăn sẵn cho chúng để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
[-] Với các bé cún con, từ tuần thứ 3, bạn chỉ cần cho chúng ăn khoảng 4 lần một ngày và có thể cho chúng ăn thức ăn mềm lẫn với sữa và đến khoảng tuần thứ 7 – 8, các bé cún có thể ăn thức ăn nghiền được rồi.
[-] Với các bé miu con, từ tuần thứ 3 bạn cũng đã có thể cho chúng ăn thức ăn mềm lẫn với sữa khoảng từ 4 đến 6 lần một ngày. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, các bé miu có thể dần dần giảm lượng sữa và chuyển sang ăn thức ăn nghiền được rồi, bạn nên cho các bé miu ăn khoảng 4 lần một ngày trong khoảng thời gian này.
Về vệ sinh:
Một cái ổ lý tưởng cho thú con:
Bạn nên chăm chỉ dọn dẹp chỗ ở của chó mèo con. Một cái ổ lý tưởng cho chúng không cần phải lớn, chỉ cần đủ rộng cho chúng xoay trở (mà lúc mới sinh thì phần lớn các bé cún/ miu chỉ nằm ngủ khò). Một cái ổ rộng vừa phải còn có thể giúp giữ nhiệt cho các bé con. Nên chọn loại hộp có thành đủ cao, để tránh tình trạng cún/ miu con trườn lên và té ra ngoài hộp.
Lớp vải lót cho ổ nên mềm mại và giữ nhiệt, bạn nên trải đều lớp vải lót khắp ổ và đừng chọn những mảnh vải rách lỗ chỗ. Vì sao? Vì có nguy cơ khi chó mèo con bò trườn trong ổ sẽ bị cuốn vào những cái lỗ đó gây tình trạng nghẹt thở.
Xin lặp lại, hãy chăm chỉ dọn dẹp chỗ ở của chó mèo con, đặc biệt là khi chúng không có mẹ. Chắc các bạn cũng biết rằng, chó/ mèo mẹ sẽ giải quyết chất thải của con mình trong những tuần đầu sau khi sinh ra. Vì chó mèo mẹ không có ở đây, nên chuyện dọn dẹp này sẽ thành công việc của bạn. Để tránh cho các bé cún/ miu xinh xắn bị lấm bẩn hoặc tệ hơn là bị bệnh vì môi trường xung quanh quá ô nhiễm, chỉ có một lời khuyên là bạn nên dọn dẹp và thay lớp vải lót cho ổ một cách thường xuyên. Khi chó mèo con đi vệ sinh xong, bạn cũng cần lấy một lớp vải mềm, mô phỏng theo động tác lưỡi của con mẹ và lau cho chúng.
Trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh ra, cún/ miu con không nên tắm. Vì vậy bạn hãy lấy một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh các bé con. Sau khi xong thì dùng máy sấy để sấy khô chúng. Và nên nhớ phải để máy sấy đủ xa để các bé con không bị nóng quá.
[xx] Tip: Tập cho chó mèo con thói quen đi vệ sinh đúng chỗ:
Cưng thì cưng thật, nhưng chắc bạn cũng sẽ thấy rất phiền phức nếu thú cưng nhà mình cứ “bậy” lung tung đúng không? Vậy nên hãy tập thói quen cho chúng từ thưở còn thơ. Lúc đầu, bạn có thể đặt hộp vệ sinh ở ngay bên cạnh ổ của chó mèo con. Khi chúng ăn xong thì mang chúng đặt vào trong hộp vệ sinh. Nếu chúng cương quyết không làm theo, bạn có thể đặt phân của các bé ấy vào hộp vệ sinh và lại đặt “thủ phạm” vào đấy. Dần dần, chó mèo nhà bạn sẽ hiểu dưỡng thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.