Giới thiệu

Bệnh viện thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học thú y Bệnh Viện Thú Y chuyên khám chữa trị, phẫu thuật, siêu âm, tiêm phòng, tẩy giun, cắt tỉa lông, cắt tai,nhận điều trị nội trú, xét nghiệm máu cho thú cưng

Liên hệ

© Bệnh viện thú y Hà Nội 2023, All Rights Reserved.

Business

Chăm Sóc Chó Con

 

Tại sao bạn lại muốn nuôi một chú chó con?

Trước khi nhận nuôi một chú chó con, hãy tự hỏi bản thân bạn một vài điều. Tại sao bạn muốn có một con chó con? Bạn sẽ có thời gian, không gian, và tiền bạc để chơi với chó con của bạn chứ? Bạn muốn nhận nuôi giống chó nào? Hãy chắc chắn rằng bạn đã trả lời hết các câu hỏi bởi một khi bạn đã quyết định tìm kiếm, khả năng cao là bạn sẽ không cưỡng lại được sự đáng yêu của chúng mà mang về nhà một chú chó con đấy!

 

Nơi bạn có thể nhận nuôi chó con

Bạn có rất nhiều sự lựa chọn khi nhận nuôi chó con. Vì có rất nhiều vật nuôi vô gia cư, sẽ là một ý kiến hay nếu bạn có thể nhận nuôi một trong số chúng từ nhà nuôi thú, nơi thông báo tìm chủ cho thú cưng, hay nơi giữ vật nuôi tịch biên. Nếu bạn đã quyết định sử dụng một dịch vụ lai tạo giống, Hiệp hội phòng chống ngược đãi thú nuôi của Mỹ (ASPCA) khuyến cáo bạn nên tìm một nơi lai tạo giống có quy mô nhỏ và không bao giờ bán thú cưng cho các đại lý hay cửa hàng vật nuôi. Hãy đến thăm nhà của người lai tạo giống để gặp mẹ hay họ hàng của chú chó bạn muốn nhận nuôi.

 

Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng

Bạn sẽ cần mua một vài thứ trước khi bạn có thể mang chó con về nhà:

– Thực phẩm dành cho chó con

– Dây xích chó và bảng tên bao gồm số điện thoại của bạn và của bác sĩ thú y

– Bát đựng nước và thực phẩm

– Giường của chó

– Lược chải lông

– Cửa gấp hoặc thùng để giữ chó con ở yên một chỗ

– Những đồ vật chó có thể nhai

 

Biến ngôi nhà của bạn thành nơi thích hợp cho việc nuôi chó

Như trẻ sơ sinh, chó con thích khám phá mọi thứ bằng miệng của chúng. Để có thể giữ cho những đồ vật trong nhà bạn được an toàn, bạn sẽ cần phải làm một vài thứ trước khi mang chó con về nhà:

– Di chuyển những đồ vật dễ vỡ và dây điện khỏi tầm với của chó

– Đóng chặt những cửa sổ ở dưới thấp

– Khóa cẩn thận tủ đựng đồ tẩy rửa, dầu mô-tơ, chất chống đông, và thuốc men.

– Mua một thùng cao để đựng rác

 

 

Lựa chọn thực phẩm cho chó con

Chó con cần những loại thực phẩm được đặc biệt sản xuất cho cơ thể nhỏ nhắn của chúng bởi những con chó trong giai đoạn phát triển sẽ cần lượng protein và calo nhiều hơn một chú chó trưởng thành. Thực phẩm dành cho chó con cũng giúp việc ăn uống dễ dàng hơn khi chiếc miệng còn nhỏ và hàm nhai còn yếu. Đừng quên rằng chó con cũng cần uống rất nhiều nước sạch.

 

Lượng thức ăn bao nhiêu là đủ cho một chú chó con?

Chó sẽ ăn rất nhiều nếu có sẵn thực phẩm. Đó là lý do tại sao bạn không nên cho chó con của bạn ăn theo phong cách tự lựa chọn thự phẩm cho mình. Hơn nữa, bạn nên xem xét những thứ chó con ăn vào để bạn có thể theo dõi tình hình sức khỏe của chó. Lượng thực phẩm chó con cần nhiều hay ít sẽ dựa vào kích thước, tuổi tác và sức khỏe của chó.

 

Sử dụng giường chuyên biệt hoặc một cái thùng cho chó

Chó con có thể ngủ từ 14 đến 20 tiếng một ngày. Vì vậy, hãy luôn giữ cho chó con của bạn những giây phút thoải mái nhất khi chúng nghỉ ngơi. Để thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa bạn và chó, nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên để chó con ngủ trên chiếc giường riêng của chó hay một cái thùng trong phòng ngủ của bạn vào thời gian đầu. Nếu bạn sử dụng một cái thùng, hãy chỉ dùng nó cho mục đích ngủ, ngăn chặn chó nhảy ra ngoài phá vỡ đồ đạc trong nhà, và khi đi du lịch. Vốn dĩ chiếc thùng này không phải là nơi sống của chó, nên đừng lạm dụng nó!

 

Nên giữ chó trong nhà hay thả chúng ngoài trời?

Chó sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất khi nó ở cùng những những con chó hay người thân cận – và bạn cũng có thể nằm trong số đó. Nếu bạn thường thả chó ngoài trời, hãy luôn dành thời gian để đi bộ và chơi với chó hàng ngày. Luôn luôn giữ an toàn cho chó cưng bằng cách lập hàng rào xung quanh sân. Hãy chắc chắn rằng chó cưng có một nơi được che chắn cẩn thận, khô ráo và không có rác rưởi để có thể giữ ấm cơ thể, và một nơi râm mát để chó luôn cảm thấy mát mẻ. Hãy chắc chắc chó lúc nào cũng có nước sạch để uống.

 

 

Mang chó con về nhà

Chó con sẽ trải qua một sự điều chỉnh lớn trong những ngày đầu tiên ở ngôi nhà mới. Vì vậy, hãy dành cho chó thật nhiều sự quan tâm yêu thương. Hãy thường xuyên chơi với nó và mang giường ngủ hay cái thùng của chó vào phòng ngủ của bạn vào ban đêm để chó con có thể cảm nhận được sự gần gũi từ bạn. Ngay sau khi chó con đã ổn định mọi thứ, hãy lên lịch đưa chó đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y của bạn sẽ giúp bạn kiểm tra để có thể đảm bảo rằng chó con không có bất kỳ một vấn đề về sức khỏe nào, cũng như có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có.

 

Chó con hay làm bẩn nhà

Có hai dấu hiệu nhận biết chó con của bạn đang cần bô. Nó sẽ đánh hơi dưới mặt đất để tìm một vị trí tốt và/hoặc nó sẽ chạy xung quanh một cách rất nhanh và hoang dã. Khi bạn thấy chó có những hành động như vậy, hãy nhấc chó con lên, đặt chúng lên một tờ giấy báo hoặc mang chúng ngoài trời. Sau khi chó con đã đi tiểu ở đúng nơi quy định, hãy ca ngợi nó. Chó con thường sẽ đi tiểu tiện vài giờ một lần, nên bạn cũng sẽ có thể gặp một vài rắc rối nhỏ.

 

Đưa chó đến những lớp huấn luyện

Ngay cả khi bạn có thể tự dạy bảo chó con của mình, bạn có thể vẫn muốn mang chó con đến những lớp học giúp chúng nghe lời hơn. Chó con sẽ được ở chung với những chú chó khác và sẽ phải lắng nghe trong khi có rất nhiều thứ đang diễn ra bên cạnh. Hơn nữa, lớp học sẽ hối thúc bạn làm bài tập và tiếp tục tương tác với chó con của mình. Với một ít thời gian, lòng tốt, và sự kiên nhẫn, bạn có thể dạy chú chó con cứng đầu và thích lộn xộn của bạn có những hành vi tốt hơn.

 

Chơi đùa cùng chó con

Việc chơi đùa sẽ rất thú vị! Hãy dành thời gian mỗi ngày để chơi với chó con của bạn bởi điều này sẽ giúp ích cho chó rất nhiều. Chó con sẽ loại bỏ được năng lượng dư thừa, làm việc trên tình thần phối hợp, cũng như xích lại gần bạn hơn. Khi vui đùa, hãy sử dụng những đồ chơi dành cho chó. Không sử dụng dây xích chó, bàn tay của bạn hay những thứ khác bởi chúng có thể sẽ có những ý nghĩ sai lệch về bạn.

 

 

Đi bộ cùng chó

Ngay cả khi chó con của bạn có cả một cái sân lớn để chơi đùa, bạn sẽ vẫn cần phải dắt chó đi bộ. Việc đi bộ là một bài tập thể lực và tinh thần cho chó bởi nó giúp chó có những mối tương tác với những chú chó khác khi chúng gặp nhau trên đường đi. Hơn nữa, nó sẽ giúp những chú chó này để lại dấu mùi hương bởi điều này rất quan trọng đối với cái tôi của một con chó đực. Hãy thử đi bộ ít nhất 60 phút mỗi ngày, chia ra thành hai hay bốn lần đi bộ ngắn.

 

Hãy giữ an toàn cho trẻ em và chó con

Dù trẻ em và chó thích chơi cùng nhau nhiều đến đâu, một con chó con vẫn có thể chơi rất thô bạo và cần phải học những nguyên tắc. Ngoài ra, những đứa trẻ hiếu động cũng có thể chơi với chó một cách thô bạo. Hãy theo dõi thật chặt bất kỳ lúc nào trẻ em chơi với chó con để đảm bảo an toàn cho chúng.

 

Chăm sóc lông và móng cho chó con

Việc chải lông cho chó con hàng ngày sẽ giúp chúng dần quen với công việc làm đẹp này. Hãy xin ý kiến bác sĩ thú y để tìm ra chiếc lược chải phù hợp cho giống chó bạn đang nuôi. Hãy luôn giữ móng chân chó ngắn vừa phải bởi móng chân quá dài có thể đè mạnh vào các khớp chân chó, cũng như sẽ gây tổn thương cho người và làm xước đồ nội thất. Các lời khuyên cho rằng nên cắt móng tay mỗi tuần bắt đầu khi chó con còn nhỏ để nó có thể cảm thấy bình thường về việc này. Bác sĩ thú y của bạn có thể giúp bạn hiểu rõ điều này.

 

Theo dõi thức ăn thừa trên bàn ăn

Thật là một ý tưởng tồi tệ khi cho chó con ăn thức ăn từ đĩa của bạn. Thói quen xin ăn rất khó để loại bỏ. Hơn nữa, một vài thực phẩm như nho, nho khô, rượu, tỏi, hành tây, bơ, muối, và sô cô la, có thể gây hại cho vật nuôi. Hãy gọi đến Trung tâm thú y ở địa phương bạn hoặc bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng chó con vừa ăn phải thứ gì độc hại.

 

 

Chó và socola

Sẽ rất khó khăn để dạ dày chó có thời gian tiêu hủy một trong những thành phần quan trọng của socola. Socola đút lò là loại socola nguy hiểm nhất đối với chó. Mặc dù một chút socola trắng hay socola sữa sẽ không gây tổn thương, nhưng chó có xu hướng ăn bất kỳ loại thực phẩm nào ở xung quanh chúng. Vì vậy, hãy loại bỏ sự cám dỗ này và để những thực phẩm có chứa socora ra xa khỏi chó và chó con. Hãy gọi đến Trung tâm thú y ở địa phương bạn hoặc bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu chó con của bạn cần được chăm sóc y tế.

 

Chó con và các loại cây thực vật

Chó con thích nhai tất cả mọi thứ, bao gồm cả những loài cây trong nhà và ngoài sân. Một vài loài cây – bao gồm hoa huệ thung lũng, cây trúc đào, đỗ quyên, thủy tùng, cây mao địa hoàng, đỗ quyên, lá đại hoàng, và cây chua me đất – rất nguy hiểm cho chó con. Nếu bạn nghĩ rằng chó con đã ăn phải một loài cây độc, hãy gọi bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức hoặc Trung tâm thú y ở địa phương bạn.

 

6-9 tuần tuổi: tiêm vắc-xin cho chó

Tiêm ngừa giúp chó con của bạn sống khỏe mạnh. Từ 6 đến 9 tuần tuổi là thời gian thích hợp nhất để chủng ngừa cho chó con phòng bệnh sốt ho, cúm, viêm gan, và bệnh parvo. Khi chó con được 12 đến 16 tuần tuổi, bạn sẽ cần tiêm mũi ngừa bệnh dại cho chó. Các lựa chọn tiêm phòng khác sẽ tùy thuộc vào chó con của bạn, vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn để được tư vấn.

 

Chiến đấu với bọ chét

Chỉ cần duy nhất một con bọ chét để bắt đầu chu kỳ bọ chét trong nhà bạn. Dấu hiệu khi chó con của bạn có thể đã có bọ chét trên người bao gồm phân bọ chét (phân nhỏ màu đen), những nốt đỏ nhẹ, hay gãi, và nhiễm trùng da. Để phòng chống bọ chét, hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn về những phương pháp kiểm tra bọ chét được áp dụng cho chó con. Điều trị bọ chét cho không chỉ một con vật bị mà tất cả các vật nuôi trong nhà.

 

 

Loại bỏ ký sinh trùng

Chó con của bạn có thể sẽ cần thuốc tẩy giun trong lần đầu tiên đến gặp bác sĩ thú y. Đây là một ý kiến hay cho chó và sức khỏe của nó bởi một vài ký sinh trùng ở chó, như giun tròn và giun móc, có thể di chuyển sang cơ thể người. Hầu hết chó con đều bị giun tròn và giun móc. Ký sinh trùng đường ruột có khả năng gây tử vong cho chó con nếu không được điều trị.

 

16-20 tuần tuổi: sử dụng thuốc xịt hay hoạn chó

Hơn 6 triệu con chó và mèo tìm đường đến những nhà nuôi chó mỗi năm. Điều này giải thích tại sao sử dụng bình xịt hay hoạn chó con của bạn là một ý kiến hay. Bình xịt có thể được sử dụng ngay khi chó được hai tháng tuổi, nhưng hầu hết các bác sĩ thú y đợi cho đến khi chó con được 4 đến 6 tháng tuổi mới sử dụng.

 

Phương pháp nhận biết chó con bị ốm

Khi cảm thấy không được khỏe, chó thường không thể hiện điều này ra ngoài. Chúng cố gắng hết sức để tỏ ra thân thiện khi những người chủ và bạn bè ở bên cạnh. Bạn có thể nhận ra một số dấu hiệu bệnh phổ biến ở chó con như không ăn, ăn ít, nôn mửa, sốt, tiêu chảy, hoặc ngủ nhiều hơn. Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào như đã nêu ở trên, hãy gọi bác sĩ thú y của bạn.

 

Cách lựa chọn bác sĩ thú y phù hợp

Hãy xin lời khuyên từ bạn bè của bạn. Một khi bạn đã có được một vài cái tên, hãy đến từng trạm xã để gặp cá bác sĩ thú y ấy. Hãy chọn người có cách quản lý tốt, gọn gàng và thơm tho. Bác sĩ thú y nên lắng nghe bạn và trả lời tất cả các câu hỏi của bạn. Các nhân viên của trạm xá có thân thiện không? Cũng như với bác sĩ riêng của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái với bác sĩ thú y bạn đã chọn cho chó cưng.

 

 

Hãy vui vẻ với cuộc hành trình!

Chó con sẽ không bé mãi như thế! Đây là một khoảng thời gian đặc biệt mà bạn sẽ trân trọng rất lâu sau khi chó con đã trưởng thành. Vì vậy, hãy biến từng ngày của bạn và chó con tràn đầy tình yêu thương, những kỷ luật thích hợp, và vui đùa thật nhiều!