Giới thiệu

Bệnh viện thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học thú y Bệnh Viện Thú Y chuyên khám chữa trị, phẫu thuật, siêu âm, tiêm phòng, tẩy giun, cắt tỉa lông, cắt tai,nhận điều trị nội trú, xét nghiệm máu cho thú cưng

Liên hệ

© Bệnh viện thú y Hà Nội 2023, All Rights Reserved.

Business

Tiêm phòng

Các bệnh thường gặp và lịch tiêm phòng cho chó

Phòng ngừa dịch bệnh bằng vaccine là gây miễn dịch chủ động, là phương pháp hiệu quả nhất trong tiêm phòng thú cưng giúp phòng ngừa bệnh tật cho chó mèo.

Tiêm vacxin là cách tốt nhất giúp thú cưng của bạn phòng chống được các bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế cho bạn cũng như tính mạng của thú cưng.

Việc này phải làm trước khi dịch bệnh tấn công vào cơ thể, khi mắc bệnh rồi thì vaccine xem như vô hiệu. Sau tiêm chủng cơ thể cần có thời gian và được chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng, phòng tránh các stress bất lợi thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.

                

 

Các bệnh dịch thường gặp trên chó cần phải tiêm chủng:

1. Bệnh Dại Rabies

Điên cuồng, hung dữ, tấn công, cắn xé làm chết người và các động vật có vú khác. Theo Luật thú y Việt nam, toàn bộ đàn chó mèo nuôi phải được tiêm phòng vaccine Dại hàng năm. Ở một số nước trên thế giới không có bệnh Dại (Free from Rabies) như Anh, New-Zealand, Úc… thì việc quản lý, khống chế bệnh Dại cực kỳ nghiêm ngặt. Tất cả chó mèo hoặc động vật có vú khác nhập cảnh đều phải nhốt riêng tại khu cách ly “Quarantine” trong vòng 6 tháng để theo dõi sau đó mới quyết định nhập cảnh hay không.

2. Bệnh Care

Do virus gây viêm xuất huyết đường tiêu hóa, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, ho khạc kéo dài, động kinh.

3. Bệnh do Pavovirus

Gây nôn mửa, mất nước nhanh, tiêu ra máu hôi tanh, chết nhanh nhất là chó non

4. Bệnh Viêm gan truyền nhiễm

Môn mửa, tiêu ra máu, đau bụng, co giật

5. Bệnh Lepto

Xoắn khuẩn Leptospirosa gây nôn mửa, tiêu chảy ra máu, vàng da, có thể lây sang người.

6. Bệnh Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm

(Parainfluenza): Gây viêm khí quản-phế quản, viêm mũi, viêm phổi, ho khan kéo dài, suy kiệt cơ thể rồi kế phát các bệnh dịch khác, rất dễ tử vong với chó non dưới 6 tháng tuổi.

Một số loại vacxin trên thị trường hiện nay:

Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:

– Care virus.

– Parvo virus.

– Viêm gan truyền nhiễm.

– Ho cũi chó.

– Phó cúm.

Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh:

– 5 bệnh trên và thêm Leptospria

Vacxin 7 bệnh phòng các bệnh:

– 6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus. Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.

Bảo quản vacxin:

– Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định.

– Nhiệt độ: 2-7 độ C.

– Tránh ánh sáng trực tiếp và va đập mạnh .

Lịch tiêm vacxin

Nên tiêm vaccine mũi đầu tiên khi thú cưng được 3 tuần tuổi vì đó là lúc lượng kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời vào độ tuổi đó thú cưng thường bắt đầu tập ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn cả.

Lịch vaccine cho cún mới sinh:

Tuổi chủng VaccineLoại vaccine tiêm
3 tuần tuổi1 mũi vaccine 5 bệnh

6 tuần tuổi

1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh

9 tuần tuổi

1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh
7-8 tháng1 mũi vaccine dại
1 năm sauNhắc lại 1 mũi 5 hoặc 7 bệnh
1 năm sau…Nhắc lại (định kỳ hằng năm)

Lịch vaccine cho cún mới mua về:

– Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.

– Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.

– Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.

– Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.

– Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

– Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

Lưu ý khi tiêm vacxin cho thú cưng:

– Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.

– Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt… (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)

– Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

– Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.

– Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.

– Tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần.

Các bệnh thường gặp và lịch tiêm phòng cho mèo

Hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận trong việc chọn ra loại vắc-xin nào là vắc –xin chủ chốt giành cho mèo, điều này có nghĩa là phân biệt loại vắc-xin nào nên dùng cho mọi loài mèo và loại vắc-xin nào chỉ chuyên dùng cho một số loài mèo (phụ). Mặc dù việc tiêm chủng các loại vắc-xin phụ thuộc vào một số điều kiện như tuổi tác, tình trạng sinh sản, sức khỏe của loài mèo, khả năng bị lây nhiễm từ môt con vật bị bệnh khác, loại vắc-xin và những loại bệnh phổ biến trong khu vực địa lý mà mèo sống hoặc thường xuyên lui tới.
Ở loại mèo, những loại vắc-xin chính được khuyên dùng cho các loại bệnh như bệnh suy giảm bạch cầu, bệnh viêm mũi khí quản bệnh do virus Calicivirus gây nên và bệnh dại.
Ba năm một lần, Hiệp hội những nhà nghiên cứu các bệnh của mèo Hoa Kỳ giới thiệu một số loại vắc-xin để phòng các bệnh bệnh suy giảm bạch cầu, bệnh viêm mũi khí quản trên mèo, bệnh do virus Calicivirus gây nên. Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng những con mèo dễ nhiễm những bệnh này cần được tiêm chủng thường xuyên hơn . Vì lịch tiêm chủng ba năm một lần không còn phù hợp với chỉ dẫn tiêm chủng hàng năm của các nhà sản xuất và với loại vắc-xin nào thì cần phụ thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân mỗi chủ nuôi. Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ thú y để xác nhận điều gì tốt nhất cho chú mèo của bạn.

Lịch trình tiêm chủng cho mèo

Độ tuổi

Tiêm chủng

6-7 tuần tuổi

Vắcxin tổng hợp*

10 tuần tuổi

Vắc xin tổng hợp

Viêm thành phế nang: chích ngừa với các vacxin tổng hợp nếu cần.

Từ 12 tuần tuổi

Bệnh dại: được chăm sóc bởi bác sĩ thú y địa phương nơi bạn sinh sống (độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi tùy theo luật địa phương)

13 tuần tuổi

Vắc xin tổng hợp

Viêm thành phế nang: tiêm chủng tổng hợp ở những bộ phận liên quan

Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ lây bệnh từ virus bạch cầu

16 & 19 tuần tuổi

Vắc xin tổng hợp

Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh từ virus bạch cầu

Trưởng thành**

Vắc xin tổng hợp

Viêm thành phế nang: tiêm chủng tổng hợp ở những bộ phận liên quan

Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh từ virus bạch cầu

Bệnh dại: được chăm sóc bởi bác sĩ thú y địa phương( độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi theo luật ở từng địa phương).

*Vắc xin tổng hợp bao gồm virút gây bệnh ho, virut rhinotracheitis, virut Calci. Một số có thể bao gồm chủng Chlamydophila

**Theo hiệp hôi y khoa Hoa Kỳ và hiệp hội nghiên cứu các bệnh của mèo, những con mèo có nguy cơ nhiễm bệnh thấp có thể không cần tăng lượng tiêm chủng hàng năm đối với hầu hết các bệnh. Tham khảo ý kiếm của bác sĩ địa phương để xác định lich tiêm chủng phù họp cho mèo. Hãy nhớ rằng những lời khuyên có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sinh sản, tình trạng sức khỏe của mèo, khả năng nhiễm bệnh, loại vắc xin mèo giống hay không phải mèo giống hoặc phụ thuộc vào nơi chúng đang sống

Vắc-xin phụ giành cho những loại bệnh như bệnh ung thư bạch cầu, chứng phúc mạc, bệnh Bordetella và bệnh Chlamydophila. Hiệp hội những nhà nghiên cứu các bệnh của mèo tại Mỹ khuyến cáo rằng nên tiêm chủng phòng chống bệnh ung thư bạch cầu ở những giống mèo nhà trưởng thành – không thể nhiễm bệnh từ những con mèo khác. Mèo con thường dễ mắc các bệnh nhất và lối sống của chúng cũng có thể thay đổi nên tất cả mèo con cần phải được tiêm chủng phòng chống bệnh ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, hiệp hội không khuyến nghị tiêm chủng vắc xin cho chứng phúc mạc và Giardia. Việc lựa chọn sử dụng vắc-xin phòng bệnh Chlamydophila dựa trên nguyên tắc các căn bệnh thường gặp và điều kiện nuôi mèo.

Nhìn chung, loại vắc-xin thay đổi đặc tính vi rút (MLV) sẽ được ưu tiên hơn vì đặc tính hiệu quả nhanh chóng và lâu dài hơn các loại vacxin khác.