Giới thiệu

Bệnh viện thú y thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học thú y Bệnh Viện Thú Y chuyên khám chữa trị, phẫu thuật, siêu âm, tiêm phòng, tẩy giun, cắt tỉa lông, cắt tai,nhận điều trị nội trú, xét nghiệm máu cho thú cưng

Liên hệ

© Bệnh viện thú y Hà Nội 2023, All Rights Reserved.

Business

Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai

Dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn cân bằng là những nhân tố quan trọng giúp cún cưng khỏe mạnh. Điều này đặc biệt đúng đối với những chú chó đang mang thai. Cho ăn nhiều quá hay ít quá tại những khoảng thời gian nhất định khi mang thai đều có thể gây hại đến sức khỏe chó mẹ cũng như chó đang thành hình. Những người chủ thường có xu hướng cho chó ăn quá nhiều khi mang thai, trong khi lại quá ít trong giai đoạn chó cho con bú.

Chú chó của bạn luôn luôn cần được cung cấp đầy đủ nước sạch. Trừ khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ thú y, bạn không bao giờ nên ngăn thú cưng uống nước.

Trước giai đoạn sinh sản, chú chó của bạn nên được ăn thức ăn chất lượng cao. Bạn có thể tìm hiểu những phương pháp cho ăn phù hợp trong sách dinh dưỡng cho chó trưởng thành. Ngay cả khi chó mẹ đã mang thai, bạn vẫn nên cho chúng ăn một lượng bình thường thức ăn chất lượng cao. Chó mẹ thường mang thai trong 62 ngày, và từ 4 đến 5 tuần đầu, cơ thể chó con không lớn lên nhiều. Điều này có nghĩa là lúc này, chó mẹ không cần đến chế độ ăn bổ sung. Cho chó ăn quá nhiều trong thời kì đầu mang thai có xu hướng thêm vào cơ thể chúng lượng chất béo không cần thiết, khiến chúng di chuyển khó khăn hơn và dễ gây ra nhiều biến chứng. Sẽ có một khoảng thời gian kéo dài từ 3 – 10 ngày, trong khoảng tuần thứ 3 mang thai, chó mẹ ăn không cảm thấy ngon miệng. Đây là điều bình thường và nếu chú chó của bạn có ăn, dù chỉ một chút, bạn cũng không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó hoàn toàn không ăn trong 1 đến 2 ngày, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Trong 3 – 4 tuần cuối mang thai, cún con trong bụng bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Vì thế chó mẹ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và cần nhiều năng lượng hơn. Trong khoảng thời gian này, cân nặng của chó mẹ sẽ tăng từ 25 – 30%. Đây chính là lí do mà bạn cần cho chó mẹ ăn thường xuyên hơn cho đến khi chúng ăn nhiều hơn từ 25 – 30% thức ăn so với trước. Ví dụ như nếu bình thường chú chó của bạn ăn 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 chén thức ăn, hãy tăng từ từ, 1 ¼ đến 1 1/3 chén, 2 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc dần dần chuyển đổi thức ăn của chúng sang loại chứa nhiều calo hơn, như thay thế thức ăn của chó trưởng thành với thức ăn chó con và chế độ ăn dành cho giai đoạn cho con bú. Điều này sẽ giúp chó mẹ có đủ dinh dưỡng thiết yếu để cung cấp cho sự phát triển nhanh chóng của chó con. Chế độ ăn cho con bú cũng là một sự lựa chọn không tồi.

Tần suất cho ăn cũng có thể dao động và phụ thuộc vào kích cỡ của lứa con. Một số chú chó mang thai lứa đông con thường không có đủ chỗ trong dạ dày để ăn 2 bữa lớn mỗi ngày, vì thế bạn phải chia khẩu phần của chúng thành nhiều bữa nhỏ và cho ăn thường xuyên hơn. Một số người chủ để phần ăn cả ngày của chó ra bát và những chú chó của họ tự động ăn dần suốt cả ngày. Nếu bạn quyết định lựa chọn cách cho ăn này, cần đảm bảo rằng chó cưng ăn đủ phần thức ăn mà chúng cần. Một chế độ ăn không đủ chất có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tăng huyết áp bất thường khi mang thai, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Gần trước khi sinh, chó mẹ sẽ ăn ít đi một cách trầm trọng, đến mức có thể không ăn gì. Đây là dấu hiệu báo trước chó con sẽ được sinh ra trong vòng 24 – 48 giờ tới. Cứ để sẵn đồ ăn ra ngoài trong trường hợp chó mẹ muốn ăn, nhưng đừng hi vọng là nó có thể ăn ngon lành như trước. Đây chẳng phải là điều gì đáng lo ngại, và lúc này bạn nên sẵn sàng để chuẩn bị đón một lứa cún con sắp chào đời!

Một số bác sĩ thú y khuyên bạn nên bổ sung vitamins cho chó trong giai đoạn mang thai. Nhiều bác sĩ tin rằng nếu được cho ăn đúng cách, chó mẹ có thể nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. Dù có hay không dùng viên bổ sung đi nữa, bạn cũng đừng tự ý thêm gì vào chế độ dinh dưỡng của chó mẹ trừ khi được bác sĩ thú y khuyên dùng. Một số vitamins và chất khoáng khi hấp thụ quá liều có thể gây nguy hiểm đối với chó mẹ và chó sơ sinh.

Canxi là chất dinh dưỡng nên được lưu ý tới. Các bác sĩ thường không khuyên dùng các chất dinh dưỡng bổ sung cho chó mang thai. Việc bổ sung canxi cho chó mẹ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng eclampsia – canxi trong máu thấp, ở chó mẹ đang cho con bú. Quá nhiều canxi trong chế độ ăn có thể gây khó đẻ cho chó mẹ, chứng tích tụ canxi ở mô mềm hay có các khớp chi bị dị tật ở chó con. Đây là lí do bạn không nên bổ sung canxi cho chó mang thai, trừ khi được bác sĩ thú y chỉ dẫn cụ thể.